“MEN Ủ VI SINH N.N I GIÚP BÀ CON CHĂN NUÔI LÀM GIÀU BỀN VỮNG”
1. Men ủ vi sinh N.N I dùng để làm gì?
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám, bột ngô, bột sắn phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín.
Chúng ta đã biết làm chín dưa, cà và thịt lợn sống bằng cách muối dưa, cà, làm nem chua…đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ một loại men có sẵn trong tự nhiên (trong nước và không khí). Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng men trong tự nhiên mà cần một loại men được chọn lọc thuần khiết, đó là “ MEN Ủ VI SINH N.N I ”
“MEN Ủ VI SINH N.N I ” được dùng để ủ men thức ăn hay còn gọi là lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.
2. Men “vi sinh NNI” dung để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?
- Các loại thức ăn giàu bột đường: cám gạo, thóc nghiền, tấm, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn…
- Các loại củ quả tươi: khoai lang, sắn, dong riêng, khoai tây … cần nấu chín trước khi ủ.
- Bí ngô: khoét một miếng trên quả, nhồi men vào trong quả, đậy kín để nơi ấm
- Bã đậu: trộn với các loại thức ăn bột đường khác theo tỷ lệ để ủ men. Tỷ lệ bã đậu không vượt quá 30% .
3. Phương pháp ủ men bằng “MEN Ủ VI SINH N.N I”
Nguyên liệu dùng để lên men là: Bột sắn, bột ngô, cám gạo, bã sắn…
Lượng “MEN Ủ VI SINH N.N I” sử dụng: 1kg men / 150 kg bột
Lượng nước sử dụng: 3 kg bột cần 1,1 - 1,2 lít nước. Ủ men bột ngô cần nhiều nước hơn
Cách ủ:
Ví dụ để ủ men cho 150 kg bột ngô và bột sắn cần làm như sau:
- Trộn trước 1kg men “MEN Ủ VI SINH N.N I” với 15-20kg bột sắn và bột ngô cho đều.
- Trộn hỗn hợp men đã trộn ở trên với 130-135 kg ngô và sắn còn lại. Cách trộn: rải một lớp bột ngô, bột sắn sau đó rải một lớp hỗn hợp men, cứ như vậy sau vài lần thì dùng xẻng trộn đều.
- Dùng 55- 60 lít nước sạch tưới đều lên hỗn hợp bột và men ở trên, sau đó đảo cho thật tơi đều, để yên như vậy trong khoảng 3 giờ.
- Bốc vào thùng hoặc túi nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng 4 – 5 giờ sau đó buộc hoặc đậy kín để ở nơi ấm tránh gió lùa để ủ.
Trường hợp phải ủ nhiều có thể đánh đống ủ ngay trên nền nhà, nhưng phải đậy kín và phòng ủ phải ấm.
- Thời gian ủ lên men: mùa hè 18-24 giờ, mùa đông 24-48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm rượu mát là được. Tuy nhiên thời gian ủ dài hơn một chút thì thức ăn sẽ được làm chính tốt hơn nên tiêu hoá triệt để hơn.
Thời gian ủ có thể kéo dài 4-5 ngày nhưng chất lượng thức ăn vẫn không thay đổi. Cho nên có thể thực hiện một lần ủ men cho nhiều ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày phải được ủ vào một túi để cho ăn hết trong ngày, tránh mở ra nhiều lần thức ăn sẽ bị mốc.
Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.
4. Phương pháp ủ men thế nào cho tốt?
- Đảm bảo trộn đều.
- Có độ ẩm thích hợp: Cách xác định như sau: sau khi trộn nước xoa tơi đều để sau 15-20 phút, bốc lấy một nắm trên tay rồi nắm tay lại nếu thứuc ăn thành nắm nhưng dễ dàng bóp tơi ra được là có độ ẩm thích hợp. Nếu nắm thành nắm mà không bóp tơi ra được là ướt quá. Còn nếu nắm không thành nắm được là khô quá.
- Đảm bảo sự thông khí tốt trong giai đoạn đầu lên men: đảm bảo độ ẩm thích hợp để thức ăn có độ tơi xốp; khi trộn xong để yên trong vài giờ sau đó không nén chặt thức ăn vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau…
- Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt. Đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm.
- Dụng cụ ủ: đảm bảo vệ sinh
5. Thức ăn ủ không lên men
Nếu sau một thời gian ủ men như đã hướng dẫn mà thức ăn không có sự tăng nhiệt, không có mùi thơm là thức ăn ủ không lên men.
Nguyên nhân là do:
- Thức ăn ủ quá khô, quá ướt
- Nhiệt độ không thích hợp: quá thấp hoặc quá cao
- Không đảm bảo sự thông khí tốt trong giai đoạn đầu lên men: Thức ăn ủ có độ ẩm cao (cho nhiều nước), bị nén chặt, không có độ tơi xốp thiếu oxy… hoặc khi ủ với bột ngô nghiền quá mịn.
- Nếu các điều kiện ủ đảm bảo mà vẫn không lên men thì có thể do chất lượng men giống kém, cần có sự thông tin với nơi sản xuất.
6. Thức ăn ủ lên men không tốt
Sau khi ủ đủ thời gian, thức ăn ủ có hiện tượng:
- Có tăng nhiệt nhưng không có mùi thơm. Nguyên nhân do: Túi hoặc thùng dùng để ủ không được vệ sinh sạch sẽ nên bị nhiễm tạp
- Xuất hiện đám mốc trắng. Nguyên nhân do bị lọt khí: có thể do túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín hoặc bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra, buộc lại nhiều lần (một túi mà cho ăn kéo dài 2-3 ngày nên phải lấy ra nhiều lần).
7. Cách cho ăn
Mục đích ủ men các loại thức ăn bột là để tăng chất lượng của chúng lên và làm tăng sự tiêu hoá hấp thu chứ không thay thế được thức ăn đạm và các thành phẩm vitamin và khoáng vi lượng nên vẫn phải dung thức ăn đậm đặc phối trộn them nếu muốn con vật tăng trưởng tốt.
Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc.
Có thể cho ăn ở dạng khô, ẩm hoặc lỏng tuỳ theo thói quen và sở thích của lợn.
Nếu lợn mới cho ăn thức ăn ủ men (đặc biệt đối với lợn con tách mẹ)thì cần cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen thì mới cho ăn toàn bộ thức ăn men.
Đối với lợn nái chửa vẫn cho ăn, chỉ giảm lượng thức ăn trước và sau khi đẻ 3 ngày. Sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường
Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì không đáng ngại vì lợn ăn với lượng thức ăn ủ men ít như vậy nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn ủ men tăng lên.
8. Vì sao thức ăn hỗn hợp sẵn, thức ăn đậm đặc và các premix đều không “ủ men”?
Trong những loại thức ăn trên chứa các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thu
- Protein (đạm): bột cá, khô đậu tương…
- Vitamin, axit amin, khoáng vi lượng
Do vậy nếu ủ men thì các men sẽ phân huỷ các thành phần trên có trong thức ăn hỗn hopự và đậm đặc do đó giảm giá trị dinh dưỡng của chúng.
Thức ăn đậm đặc, các premix và các loại thức ăn bổ sung khác chỉ trộn vào thức ăn ủ men trước khi cho ăn.
9. Sử dụng thức ăn ủ men có lợi gì
- Tăng sản phẩm chăn nuôi:
Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh : thực nghiệm chứng minh lợn ăn thức ăn ủ men cho tăng trọng cao hơn khoảng 24%
Tăng khả năng sinh sản
- Giảm chi phí thức ăn: Qua khảo nghiệm cho thấy thức ăn tiêu tốn giảm khoảng 20% do tăng được tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn, do đó giảm chi phí thức ăn
Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn
- Giảm chi phí thuốc: Tăng sức đề kháng, giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.
- Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ra ít, phân ít thối
Do đó nếu hạch toán : lấy tổng thu (Tiền bán sản phẩm ) trừ đi các khoản chi:giống, thức ăn, thuốc thú y, men ủ, công lao động, chi khác thì chắc chắn sẽ có lãi
10. Công ủ men thức ăn
Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm tối đa công chế biến sau:
- Thực hiện biện pháp ủ một lần cho lượng thức ăn của 5 - 7 ngày. Lượng thức ăn mỗi ngày ủ vào một túi hoặc một thùng.
- Thực hiện cơ giới hoá một phần trong ủ men: một số trại chăn nuôi tương đối nhiều lợn kết hợp với nuôi cá đã đầu tư một máy trộn đơn giản để thực hiện ủ men lâu dài
11. Dùng phương pháp nấu chín có tốt hơn ủ men thức ăn
Dùng phương pháp đun nấu cũng có tác dụng giống như ủ men thức ăn đó là:
- Làm “chín” thức ăn
- Tạo sự biến đổi về trạng thái, mầu sắc, mùi vị
- Thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu
Nhưng nếu so sánh cụ thể thì làm chín thức ăn bằng ủ men sẽ có nhiều cái lợi hơn . Đó là thức ăn lên men :
- Có hương vị đặc trưng, thơm ngon tăng tiết dịch vị
- Tỷ lệ tiêu hóa hấp thu cao hơn (do các men tiêu hoá được sinh ra trong khi ủ men )
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được nâng cao (các vitamin, axit amin được tổng hợp khi ủ men )
Nấu chín làm trương nở thức ăn nhưng thực chất lượng thức ăn không tăng; nhiệt độ cao làm mất chất dinh dưỡng là các vitamin và các chất dễ bay hơi khác; thức ăn nấu chín thường không được con vật ăn hết gây lãng phí và làm mất vệ sinh chuồng nuôi; thực hiện nấu chín thường phiền toái và tốn kém hơn…Với những điều nêu trên thì không nên nấu chín thức ăn.
12. Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?
- Bò sữa: tăng cao được khả năng cho sữa
- Gà: tăng trọng, kháng bệnh tốt; tỷ lệ đẻ cao, trứng đều
- Lợn đực giống: nuôi cả giai đoạn, tăng được tính hăng và chất lượng tinh
- Lợn nái: Tăng tỷ lệ thụ thai, tăng tiết sữa, tăng sức kháng bệnh
- Lợn thịt: Nuôi từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng. tăng trọng nhanh
- Tôm, cá: Lớn nhanh, bệnh ít, tiết kiệm thức ăn
13. Chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi khi dùng thức ăn ủ men
- Lợn ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có mầu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hoá tốt.
- Thịt gà, cá rắn chắc, trắng thơm.
- Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét