Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chế Phẩm Sinh Học - EMC

Chế phẩm sinh học xử lý phân gia súc, gia cầm, rác thải, phế thải 
Trong Nông nghiệp làm phân bón hữu cơ và xử lý ô nhiễm môi trường 

PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP TỪ Ủ PHÂN HỮU CƠ
1. Nguyên liêu ủ. 
- Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 
+ Cỏ, rơm rạ, ngô, đậu, lạc, bèo, cây phân xanh…. 
+ Vỏ cà phê, lạc, trấu…. 
Chú ý: Khi ủ nên tránh các loại cỏ như cỏ gấu, cỏ tranh. 
- Các loại mùn: Than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn mía, mùn cưa, mùn giấy, mùn thuốc lá…. 
- Phân chuồng: gia súc, gia cầm. 
Khi ủ rác, lá, vỏ bào nên bổ sung 25- 50% mùn và phân chuồng để giữ ẩm và tăng nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật. 

CHẾ PHẨM SINH HỌC EMIC DẠNG BỘT 
- Chế phẩm sinh học Khử mùi hôi của hố xí, nhà cầu và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm: Hoà một gói chế phẩm sinh học vào 10 lít nước, để 1 ngày. Sau đó phun đều cho chuồng trại và hố xí (2 tuần 1 lần). 
- Chế phẩm sinh học EMC Xử lý nước thải nhà hàng, nước thải lò mổ gia súc, gia cầm: 1 gói chế phẩm sinh học EMC (150g) cho 10 m3. 
- Chế phẩm sinh học EMC Xử lý bùn cống: 1 gói chế phẩm sinh học (150g) cho 1 m3. 
- Chế phẩm sinh học EMC Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn: Trộn đều một gói chế phẩm sinh học (150g) cho một tấn than bùn có độ ẩm 45% (có thể bổ sung thêm 10- 30% mùn mía, mùn từ nhà máy giấy, mùn từ nhà máy thuốc lá…), bổ sung từ 1- 3% rỉ đường, che đậy để tránh mất nhiệt, ủ 15- 20 ngày, sau đó có trộn thêm lượng N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. 
- Chế phẩm sinh học Xử lý rác thải làm phân bón hữu cơ vi sinh: Hoà một gói chế phẩm sinh học (150g) vào nước, tưới đều cho 1 tấn rác, sao cho độ ẩm đạt 45- 50%, ủ đống và che đậy đống ủ, sau 10- 15 ngày có đảo trộn. ủ thêm 25- 30 ngày, mùn ủ được sử dụng làm phân bón. Có thể trộn thêm lượng N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. 
- Chế phẩm sinh học Chống tắc nghẽn hầm cầu: 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 bể phốt (4 tháng/1 lần). 
7 - Chế phẩm sinh học Khử mùi hôi hầm cầu, hố xí (3 tháng/1 lần); 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 hầm cầu ướt; 1gói 150g cho 1hố xí khô. 
8 - Chế phẩm sinh học EMC Tăng cường sinh khí Biogas trong hầm ủ khí sinh học: 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 bể (2 tháng/1lần). 
2. Cách ủ phân hữu cơ từ phế thải nông nghiệp
- Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, có nền đất nện, khô ráo. 
- Nên ủ phế thải khô như rơm rạ, rác lá nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ để nước ngấm vào làm mềm nguyên liệu. 
- Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt. 
- Sử dụng 1 gói chế phẩm sinh học EMC (150g) cho 1 tấn nguyên liệu. 
- Hoà chế phẩm sinh học EMC vào nước, lượng nước phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên vật liệu ủ, làm sao để khi ủ, nguyên vật liệu đạt độ ẩm 50%. Nên bổ sung thêm 1- 3% rỉ đường. 
- Rải phân rác thành từng lớp trong luống ủ có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài tuỳ theo lượng rác nhiều hay ít. Độ cao mỗi lớp khoảng 25- 30 cm. Ta tưới chế phẩm sinh học đã hòa vào đều từng lớp, sao cho độ ẩm đạt 50%. Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác nguyên liệu và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2- 1,5m. 
- Sau khi ủ xong, ta cho đậy đống ủ bằng bao tải dứa, rơm rạ hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400 C. 
- Nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên cao trong vòng một tuần. Sau 10- 15 ngày kiểm tra và đảo trộn, nếu đống ủ khô thì phải phun thêm nước. 
- Tuỳ theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau. Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 25- 30 ngày. Những phế thải nông nghiệp khác như lá mía, lõi thân cây ngô… thì thời gian ủ dài hơn. 

Chúc bà con nhiều sức khỏe !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét