Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Men Ủ Vi Sinh NN1 Giúp Bà Con Làm Giàu Bền Vững

“MEN Ủ VI SINH N.N I GIÚP BÀ CON CHĂN NUÔI LÀM GIÀU BỀN VỮNG”
1. Men ủ vi sinh N.N I dùng để làm gì?
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám, bột ngô, bột sắn phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín. 
Chúng ta đã biết làm chín dưa, cà và thịt lợn sống bằng cách muối dưa, cà, làm nem chua…đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ một loại men có sẵn trong tự nhiên (trong nước và không khí). Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng men trong tự nhiên mà cần một loại men được chọn lọc thuần khiết, đó là “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” 
“MEN Ủ VI SINH N.N I ” được dùng để ủ men thức ăn hay còn gọi là lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.
2. Men “vi sinh NNI” dung để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?
- Các loại thức ăn giàu bột đường: cám gạo, thóc nghiền, tấm, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn…
- Các loại củ quả tươi: khoai lang, sắn, dong riêng, khoai tây … cần nấu chín trước khi ủ.
- Bí ngô: khoét một miếng trên quả, nhồi men vào trong quả, đậy kín để nơi ấm
- Bã đậu: trộn với các loại thức ăn bột đường khác theo tỷ lệ để ủ men. Tỷ lệ bã đậu không vượt quá 30% .
3. Phương pháp ủ men bằng “MEN Ủ VI SINH N.N I” 
Nguyên liệu dùng để lên men là: Bột sắn, bột ngô, cám gạo, bã sắn…
Lượng “MEN Ủ VI SINH N.N I” sử dụng: 1kg men / 150 kg bột
Lượng nước sử dụng: 3 kg bột cần 1,1 - 1,2 lít nước. Ủ men bột ngô cần nhiều nước hơn
Cách ủ: 
Ví dụ để ủ men cho 150 kg bột ngô và bột sắn cần làm như sau: 
- Trộn trước 1kg men “MEN Ủ VI SINH N.N I” với 15-20kg bột sắn và bột ngô cho đều.
- Trộn hỗn hợp men đã trộn ở trên với 130-135 kg ngô và sắn còn lại. Cách trộn: rải một lớp bột ngô, bột sắn sau đó rải một lớp hỗn hợp men, cứ như vậy sau vài lần thì dùng xẻng trộn đều.
- Dùng 55- 60 lít nước sạch tưới đều lên hỗn hợp bột và men ở trên, sau đó đảo cho thật tơi đều, để yên như vậy trong khoảng 3 giờ.
- Bốc vào thùng hoặc túi nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng 4 – 5 giờ sau đó buộc hoặc đậy kín để ở nơi ấm tránh gió lùa để ủ.
Trường hợp phải ủ nhiều có thể đánh đống ủ ngay trên nền nhà, nhưng phải đậy kín và phòng ủ phải ấm.
- Thời gian ủ lên men: mùa hè 18-24 giờ, mùa đông 24-48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm rượu mát là được. Tuy nhiên thời gian ủ dài hơn một chút thì thức ăn sẽ được làm chính tốt hơn nên tiêu hoá triệt để hơn.
Thời gian ủ có thể kéo dài 4-5 ngày nhưng chất lượng thức ăn vẫn không thay đổi. Cho nên có thể thực hiện một lần ủ men cho nhiều ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày phải được ủ vào một túi để cho ăn hết trong ngày, tránh mở ra nhiều lần thức ăn sẽ bị mốc.
Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.
4. Phương pháp ủ men thế nào cho tốt?
- Đảm bảo trộn đều.
- Có độ ẩm thích hợp: Cách xác định như sau: sau khi trộn nước xoa tơi đều để sau 15-20 phút, bốc lấy một nắm trên tay rồi nắm tay lại nếu thứuc ăn thành nắm nhưng dễ dàng bóp tơi ra được là có độ ẩm thích hợp. Nếu nắm thành nắm mà không bóp tơi ra được là ướt quá. Còn nếu nắm không thành nắm được là khô quá.
- Đảm bảo sự thông khí tốt trong giai đoạn đầu lên men: đảm bảo độ ẩm thích hợp để thức ăn có độ tơi xốp; khi trộn xong để yên trong vài giờ sau đó không nén chặt thức ăn vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau…
- Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt. Đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm.
- Dụng cụ ủ: đảm bảo vệ sinh
5. Thức ăn ủ không lên men 
Nếu sau một thời gian ủ men như đã hướng dẫn mà thức ăn không có sự tăng nhiệt, không có mùi thơm là thức ăn ủ không lên men.
Nguyên nhân là do:
- Thức ăn ủ quá khô, quá ướt 
- Nhiệt độ không thích hợp: quá thấp hoặc quá cao
- Không đảm bảo sự thông khí tốt trong giai đoạn đầu lên men: Thức ăn ủ có độ ẩm cao (cho nhiều nước), bị nén chặt, không có độ tơi xốp thiếu oxy… hoặc khi ủ với bột ngô nghiền quá mịn.
- Nếu các điều kiện ủ đảm bảo mà vẫn không lên men thì có thể do chất lượng men giống kém, cần có sự thông tin với nơi sản xuất.
6. Thức ăn ủ lên men không tốt
Sau khi ủ đủ thời gian, thức ăn ủ có hiện tượng: 
- Có tăng nhiệt nhưng không có mùi thơm. Nguyên nhân do: Túi hoặc thùng dùng để ủ không được vệ sinh sạch sẽ nên bị nhiễm tạp
- Xuất hiện đám mốc trắng. Nguyên nhân do bị lọt khí: có thể do túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín hoặc bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra, buộc lại nhiều lần (một túi mà cho ăn kéo dài 2-3 ngày nên phải lấy ra nhiều lần).
7. Cách cho ăn
Mục đích ủ men các loại thức ăn bột là để tăng chất lượng của chúng lên và làm tăng sự tiêu hoá hấp thu chứ không thay thế được thức ăn đạm và các thành phẩm vitamin và khoáng vi lượng nên vẫn phải dung thức ăn đậm đặc phối trộn them nếu muốn con vật tăng trưởng tốt.
Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc.
Có thể cho ăn ở dạng khô, ẩm hoặc lỏng tuỳ theo thói quen và sở thích của lợn.
Nếu lợn mới cho ăn thức ăn ủ men (đặc biệt đối với lợn con tách mẹ)thì cần cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen thì mới cho ăn toàn bộ thức ăn men.
Đối với lợn nái chửa vẫn cho ăn, chỉ giảm lượng thức ăn trước và sau khi đẻ 3 ngày. Sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường
Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì không đáng ngại vì lợn ăn với lượng thức ăn ủ men ít như vậy nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn ủ men tăng lên.
8. Vì sao thức ăn hỗn hợp sẵn, thức ăn đậm đặc và các premix đều không “ủ men”?
Trong những loại thức ăn trên chứa các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thu
- Protein (đạm): bột cá, khô đậu tương…
- Vitamin, axit amin, khoáng vi lượng
Do vậy nếu ủ men thì các men sẽ phân huỷ các thành phần trên có trong thức ăn hỗn hopự và đậm đặc do đó giảm giá trị dinh dưỡng của chúng.
Thức ăn đậm đặc, các premix và các loại thức ăn bổ sung khác chỉ trộn vào thức ăn ủ men trước khi cho ăn.
9. Sử dụng thức ăn ủ men có lợi gì 
- Tăng sản phẩm chăn nuôi: 
Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh : thực nghiệm chứng minh lợn ăn thức ăn ủ men cho tăng trọng cao hơn khoảng 24%
Tăng khả năng sinh sản 
- Giảm chi phí thức ăn: Qua khảo nghiệm cho thấy thức ăn tiêu tốn giảm khoảng 20% do tăng được tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn, do đó giảm chi phí thức ăn
Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn
- Giảm chi phí thuốc: Tăng sức đề kháng, giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.
- Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ra ít, phân ít thối 
Do đó nếu hạch toán : lấy tổng thu (Tiền bán sản phẩm ) trừ đi các khoản chi:giống, thức ăn, thuốc thú y, men ủ, công lao động, chi khác thì chắc chắn sẽ có lãi 
10. Công ủ men thức ăn 
Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm tối đa công chế biến sau:
- Thực hiện biện pháp ủ một lần cho lượng thức ăn của 5 - 7 ngày. Lượng thức ăn mỗi ngày ủ vào một túi hoặc một thùng. 
- Thực hiện cơ giới hoá một phần trong ủ men: một số trại chăn nuôi tương đối nhiều lợn kết hợp với nuôi cá đã đầu tư một máy trộn đơn giản để thực hiện ủ men lâu dài 
11. Dùng phương pháp nấu chín có tốt hơn ủ men thức ăn 
Dùng phương pháp đun nấu cũng có tác dụng giống như ủ men thức ăn đó là: 
- Làm “chín” thức ăn
- Tạo sự biến đổi về trạng thái, mầu sắc, mùi vị 
- Thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu
Nhưng nếu so sánh cụ thể thì làm chín thức ăn bằng ủ men sẽ có nhiều cái lợi hơn . Đó là thức ăn lên men :
- Có hương vị đặc trưng, thơm ngon tăng tiết dịch vị
- Tỷ lệ tiêu hóa hấp thu cao hơn (do các men tiêu hoá được sinh ra trong khi ủ men )
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được nâng cao (các vitamin, axit amin được tổng hợp khi ủ men )
Nấu chín làm trương nở thức ăn nhưng thực chất lượng thức ăn không tăng; nhiệt độ cao làm mất chất dinh dưỡng là các vitamin và các chất dễ bay hơi khác; thức ăn nấu chín thường không được con vật ăn hết gây lãng phí và làm mất vệ sinh chuồng nuôi; thực hiện nấu chín thường phiền toái và tốn kém hơn…Với những điều nêu trên thì không nên nấu chín thức ăn. 
12. Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?
- Bò sữa: tăng cao được khả năng cho sữa
- Gà: tăng trọng, kháng bệnh tốt; tỷ lệ đẻ cao, trứng đều 
- Lợn đực giống: nuôi cả giai đoạn, tăng được tính hăng và chất lượng tinh
- Lợn nái: Tăng tỷ lệ thụ thai, tăng tiết sữa, tăng sức kháng bệnh
- Lợn thịt: Nuôi từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng. tăng trọng nhanh 
- Tôm, cá: Lớn nhanh, bệnh ít, tiết kiệm thức ăn
13. Chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi khi dùng thức ăn ủ men
- Lợn ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có mầu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hoá tốt.
- Thịt gà, cá rắn chắc, trắng thơm.
- Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến. 

Chế Phẩm Sinh Học - EMC

Chế phẩm sinh học xử lý phân gia súc, gia cầm, rác thải, phế thải 
Trong Nông nghiệp làm phân bón hữu cơ và xử lý ô nhiễm môi trường 

PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP TỪ Ủ PHÂN HỮU CƠ
1. Nguyên liêu ủ. 
- Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 
+ Cỏ, rơm rạ, ngô, đậu, lạc, bèo, cây phân xanh…. 
+ Vỏ cà phê, lạc, trấu…. 
Chú ý: Khi ủ nên tránh các loại cỏ như cỏ gấu, cỏ tranh. 
- Các loại mùn: Than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn mía, mùn cưa, mùn giấy, mùn thuốc lá…. 
- Phân chuồng: gia súc, gia cầm. 
Khi ủ rác, lá, vỏ bào nên bổ sung 25- 50% mùn và phân chuồng để giữ ẩm và tăng nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật. 

CHẾ PHẨM SINH HỌC EMIC DẠNG BỘT 
- Chế phẩm sinh học Khử mùi hôi của hố xí, nhà cầu và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm: Hoà một gói chế phẩm sinh học vào 10 lít nước, để 1 ngày. Sau đó phun đều cho chuồng trại và hố xí (2 tuần 1 lần). 
- Chế phẩm sinh học EMC Xử lý nước thải nhà hàng, nước thải lò mổ gia súc, gia cầm: 1 gói chế phẩm sinh học EMC (150g) cho 10 m3. 
- Chế phẩm sinh học EMC Xử lý bùn cống: 1 gói chế phẩm sinh học (150g) cho 1 m3. 
- Chế phẩm sinh học EMC Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn: Trộn đều một gói chế phẩm sinh học (150g) cho một tấn than bùn có độ ẩm 45% (có thể bổ sung thêm 10- 30% mùn mía, mùn từ nhà máy giấy, mùn từ nhà máy thuốc lá…), bổ sung từ 1- 3% rỉ đường, che đậy để tránh mất nhiệt, ủ 15- 20 ngày, sau đó có trộn thêm lượng N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. 
- Chế phẩm sinh học Xử lý rác thải làm phân bón hữu cơ vi sinh: Hoà một gói chế phẩm sinh học (150g) vào nước, tưới đều cho 1 tấn rác, sao cho độ ẩm đạt 45- 50%, ủ đống và che đậy đống ủ, sau 10- 15 ngày có đảo trộn. ủ thêm 25- 30 ngày, mùn ủ được sử dụng làm phân bón. Có thể trộn thêm lượng N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. 
- Chế phẩm sinh học Chống tắc nghẽn hầm cầu: 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 bể phốt (4 tháng/1 lần). 
7 - Chế phẩm sinh học Khử mùi hôi hầm cầu, hố xí (3 tháng/1 lần); 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 hầm cầu ướt; 1gói 150g cho 1hố xí khô. 
8 - Chế phẩm sinh học EMC Tăng cường sinh khí Biogas trong hầm ủ khí sinh học: 1 gói chế phẩm sinh học 150g cho 1m3 bể (2 tháng/1lần). 
2. Cách ủ phân hữu cơ từ phế thải nông nghiệp
- Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, có nền đất nện, khô ráo. 
- Nên ủ phế thải khô như rơm rạ, rác lá nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ để nước ngấm vào làm mềm nguyên liệu. 
- Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt. 
- Sử dụng 1 gói chế phẩm sinh học EMC (150g) cho 1 tấn nguyên liệu. 
- Hoà chế phẩm sinh học EMC vào nước, lượng nước phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên vật liệu ủ, làm sao để khi ủ, nguyên vật liệu đạt độ ẩm 50%. Nên bổ sung thêm 1- 3% rỉ đường. 
- Rải phân rác thành từng lớp trong luống ủ có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài tuỳ theo lượng rác nhiều hay ít. Độ cao mỗi lớp khoảng 25- 30 cm. Ta tưới chế phẩm sinh học đã hòa vào đều từng lớp, sao cho độ ẩm đạt 50%. Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác nguyên liệu và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2- 1,5m. 
- Sau khi ủ xong, ta cho đậy đống ủ bằng bao tải dứa, rơm rạ hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400 C. 
- Nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên cao trong vòng một tuần. Sau 10- 15 ngày kiểm tra và đảo trộn, nếu đống ủ khô thì phải phun thêm nước. 
- Tuỳ theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau. Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 25- 30 ngày. Những phế thải nông nghiệp khác như lá mía, lõi thân cây ngô… thì thời gian ủ dài hơn. 

Chúc bà con nhiều sức khỏe !

Kết Quả Chất Lượng Thịt Khi Sử Dụng Men Ủ Vi Sinh NN1

Kết quả về chất lượng thịt khi sử dụng men ủ vi sinh NN1
Nhằm cung cấp cho bà con chăn nuôi những thông tin chính xác và sát thực nhất về chất lượng thịt của vật nuôi khi sử dụng sản phẩm men ủ vi sinh NN1 và các sản phẩm đồng bộ. 
Đoàn cán bộ gồm các kỹ thuật trại và nhân viên kỹ thuật thị trường của công ty cổ phần Hải Nguyên kết hợp với các nhà phân phối sản phẩm của công ty tại các tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế trên đàn lợn nuôi tại nhiều địa phương như: 
Nhà anh Nghĩa ở Phường Lộc Hoà - TP Nam Định và một số hộ chăn nuôi lợn siêu nạc tại xã Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội. Thu được kết quả như sau:

Thịt lợn khi nuôi bằng thức ăn ủ chế phẩm men vi sinh NN1 kết hợp với công thức đồng bộ theo hướng dẫn của Công ty cổ phần Hải Nguyên có tỷ lệ móc hàm cao ( 76% - 85%). Thịt lợn có màu đỏ hồng, rắn chắc, có mùi thơm hơn hẳn so với chăn nuôi theo các phương pháp khác. 

Đây là kết quả đáng mừng cho bà con mình khi chọn sản phẩm để kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 

Chúc bà con thành công !

Cách Ủ Men Vi Sinh NN1


Cách Ủ Men Vi Sinh NN1

TS. Nguyễn Khắc Tuấn, tác giả của chế phẩm vi sinh này cho biết: Chế phẩm men vi sinh NN1 có chứa nhều vi sinh vật hữu ích, khi phối trộn với thức ăn có tác dụng giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bị bệnh, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc do mắc bệnh, giảm được lượng thức ăn, giảm chi phí thuốc và công lao động. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học men tiêu hoá làm giảm được ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do khi gia súc ăn các loại thức ăn có phối trộn men này thì phân thải ra không mùi hôi thối. Ông Nguyễn Đức Thịnh, một chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu ở xã Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình, cho biết: Lợn ăn thức ăn này lớn nhanh, tăng trọng cao hơn các loại cám công nghiệp khác (trung bình đạt 26kg/con/tháng so với 18-20kg/con/tháng với các loại cám khác); da bóng đẹp, tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao (trung bình 76% so với 70-72% với các loại cám khác); chi phí thức ăn giảm từ 1-2kg/kg tăng trọng so với các loại thức ăn khác; lợn khoẻ mạnh, ít bị bệnh nên giảm được chi phí phòng chữa bệnh đáng kể.
Để sử dụng loại men vi sinh NN1 trong chăn nuôi lợn và gia cầm một cách có hiệu quả bà con cần chú ý một số điểm sau đây:
Công thức ủ men vi sinh NN1:
Nguyên liệu
Công thức 1
Công thức 2
Ngô nghiền
70kg
100kg
Cám gạo
40kg
50kg
Bột sắn
40kg
0
Men ủ NN1
1kg
1kg
Nước
45 lít
50 lít
Tổng cộng
195kg
200kg
Cách ủ: Trộn đều 1kg men ủ vi sinh NN1 với 20kg nguyên liệu, sau đó trộn đều với 130kg nguyên liệu còn lại. Cho nước đúng theo công thức trộn đều và xoa cho tơi. Để hở khoảng 3-4 tiếng, sau đó cho vào bao hoặc thùng sạch, buộc hoặc đậy kín. Mùa hè sau 24 tiếng, mùa đông 36 tiếng thì có thể cho lợn ăn được.
Cách cho ăn: Khi cho lợn ăn nên phối trộn thêm với các loại thức ăn đậm đặc khác. Với lợn con, lợn còn nhỏ nên phối trộn theo tỷ lệ: 1kg cám đậm đặc + 5 kg cám đã ủ men; với lợn choai từ 20-60kg/con thì trộn 1 kg cám đậm đặc + 6kg cám đã ủ men; với lợn có trọng lượng từ trên 60kg cho tới 100kg thì phối 1kg cám đậm đặc +7kg cám đã ủ men. Với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan… thì nên phối trộn tỷ lệ 1/5 (1kg cám đậm đặc + 5kg cám đã ủ men). Cần chú ý bổ sung thêm nước vào thức ăn nếu trong chuồng không có hẹ thống nước uống. Ngoài ra, cũng tuỳ theo sở thích của con vật mà có thể cho ăn ở dạng khô, dạng ướt hoặc dạng lỏng. Với lợn con mới tách mẹ nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen mới chjo ăn toàn bộ thức ăn ủ men. Đối với lợn nái chửa nên cho ăn bình thưởng nhưng lưu ý giảm lượng thức ăn trước và sau đẻ 3 ngày sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường. Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì bà con không đáng lo ngại. Tuy lợn ăn lượng thức ăn ủ men ít nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn lên men tăng lên. Theo các nhà khoa học trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, sử dụng thức ăn ủ men giúp lợn tăng trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Sử dụng thức ăn ủ men cũng sẽ giảm được chi phí thức ăn, cụ thể giảm khoảng 20%, con vật khoẻ, sức đề kháng tốt nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Khi sử dụng thức ăn ủ men chuồng trại luôn sạch sẽ, ít mùi hôi.