Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Giúp Vườn Cây Hồi Sinh Với Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái

men vi sinh, men u vi sinh, men vi sinh hoat tinh, che pham men vi sinh
Thời điểm nửa cuối năm 2010 là khoảng thời gian ảm đạm với số đông nông dân trồng chanh dây ở các địa phương như Đắk R’lấp, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa… Do nhiều nguyên nhân, giá mua chanh dây trên thị trường đã rớt xuống chỉ còn 2.500-3.000 đồng/kg, còn ở trong các nhà vườn, dịch bệnh cũng thừa dịp bùng phát, lan rộng khắp vùng.

Giúp vườn cây hồi sinh bằng phương pháp sinh học

Cuối năm 2010, một nửa vườn chanh dây trên 7 sào của gia đình ông Nguyễn Đức Lợi ở thôn 2, xã Quảng Khê bị đổ vàng. Toàn bộ số cây bệnh đều trơ trụi lá, quả đang lớn bắt đầu dúm dó, lộ rõ những đoạn thân leo bám víu vào giàn thép trông đến xót lòng. Đó chính là triệu chứng của các loại dịch bệnh như: bệnh bã trầu, phình cổ rễ, sương mai, ghẻ trái…

Trong lúc nhiều người bi quan nhìn vườn cây chết dần trước sự tấn công của dịch hại thì có không ít người dồn hết sức lực, tâm trí, tiền của để cứu vườn chanh dây. Tưởng chừng đó chỉ là một nỗ lực sau cùng nhằm vớt vát phần nào vốn liếng bỏ ra, nhưng thật hết sức bất ngờ là vườn chanh của họ lại hồi sinh và tiếp tục cho mùa quả ngọt.

Ông Lợi cho biết: “Cây chanh dây là loại cây trồng mới đối với người dân ở đây, đa số bà con chưa hiểu gì về chu trình sinh trưởng, phát triển của nó, nên rất dễ nhầm lẫn trong cách chăm sóc. Hơn nữa, khi gặp bất lợi về giá cả thì bà con lơ là không quan tâm nhiều đến vườn cây như trước nữa nên dịch bệnh đã có điều kiện phát sinh”. Theo ông Lợi thì để có một vườn chanh dây cho hiệu quả kinh tế cao đối với một người nông dân không phải là chuyện dễ. Do vậy, ông đã chủ động tìm gặp những nhà chuyên môn về trồng trọt để học hỏi và tìm mua các sách báo tài liệu để tự nghiên cứu. Ông Lợi kết luận, phần lớn vườn chanh dây của nông dân trong vùng nhiễm bệnh, tàn lụi sớm là do bà con quá “tham” trong việc khai thác sản phẩm mà không chú trọng việc bổ sung các chất vi lượng, trung lượng để nâng sức đề kháng cho cây. Từ cách nghĩ đó, ông vừa điều chỉnh chế độ ra hoa, đậu trái và bổ sung dưỡng chất cho cây bằng các chế phẩm sinh học phun xịt qua lá, bón qua gốc cho cây. Nhiều loại chế phẩm sinh học trong danh mục sử dụng, sản xuất trong và ngoài nước được ông áp dụng vào vườn cây mang lại hiệu quả rất nhanh.

Ông Lợi cho biết thêm: “Vài tháng trước vườn chanh của tôi bị bệnh vàng lá, rụng lá, nhiều người nghĩ không còn cách cứu vãn, nhưng tôi đã sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn sinh thái” phun cho cây, chỉ sau 4 ngày là cả vườn cây hồi phục. Sau 3 lần phun, mỗi lần cách nhau từ 10-14 ngày thì vườn cây đã thật sự hồi sinh, ra hoa, đậu quả chẳng kém gì những gốc không nhiễm bệnh”.

Còn đối với ông Lê Văn Hòa ở xã Quảng Sơn cũng sử dụng phương pháp sinh học để trồng chanh dây. Nhưng ông không đơn thuần chỉ dùng các loại chế phẩm công nghệ cao mà còn “tỉa cành dưỡng rễ”, ủ rác bã thực vật làm phân bón sạch cho cây nên hạn chế được dịch bệnh và độ bền của cây cũng rất cao. Theo ông Hòa thì chế phẩm sinh học cung cấp cho cây một số dưỡng chất cần thiết như: các axít amin, các nguyên tố đa lượng và vi lượng, các khoáng chất… bổ sung cho cây. Các thành phần này có tác dụng làm tăng năng suất và sức đề kháng cho cây, tăng chất lượng sản phẩm, tăng sức chịu đựng về ngoại cảnh bất lợi và kéo dài tuổi thọ cho cây trồng.

Trong thời gian qua, phần lớn người trồng chanh dây tại một số vùng trên địa bàn tỉnh đã thật sự nếm phải vị “đắng” của loại quả nổi tiếng trong làng trái cây dùng để giải khát này. Trong tổng số gần 1.500 ha chanh dây hiện có, chưa địa phương nào thống kê được số diện tích vườn cây bị nhiễm bệnh nên dịch hại cứ âm thầm lây nhiễm, người trồng vẫn miệt mài chống dịch, đầu tư trồng mới.

Với những động thái trên, trong thời gian tới, hy vọng sẽ giúp các địa phương hạn chế được tình trạng sản xuất chanh dây manh mún, hạn chế được tình trạng sâu bệnh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại không đáng có trong sản xuất của người nông dân.

13/01/2011

0 nhận xét:

Đăng nhận xét