Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Xà Lách Xoong


che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham sinh hoc cho cay rau, che pham sinh hoc vuon sinh thai cho xa lach xoong

CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI CHO XÀ LÁCH XOONG

CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI CHO XÀ LÁCH XOONG. Tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, kích thích quá trình phát triển thân lá, thân dài và mập, thân rau giòn hơn đáp ứng nhu cầu ăn tươi, đẩy nhanh quá trình quang hợp tích lũy dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời giúp giảm lượng phân bón các loại từ 30 – 50%, tăng cường sức đề kháng cho cây , hạn chế mắc một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây Cải xoong, làm tăng sản lượng lên từ 20 – 30%.

Để biết thêm về qui trình sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho Xà lách xoong :

Click vào đây để xem thông tin chi tiết: http://www.chephamsinhhoc.net/huong-dan-su-dung/huong-dan-su-dung-cho-trong-trot/su-dung-che-pham-sinh-hoc-vuon-sinh-thai-cho-xa-lach-xoong.html

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Cách Sử Dụng Trùn Quế Làm Chế Phẩm Sinh Học

Các nhà khoa học đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón cho cây. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng vào công việc chăn nuôi của mình.
Như chúng ta đã biết trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển... đều rất thích ăn trùn quế này. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết . Nhưng trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ và bảo quản.

Chính vì những khó khăn phía trên, TS Võ Thị Hạnh và các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây trồng... Các chế phẩm sinh học này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng, chế phẩm sinh học sẽ giúp bà con không phải lo ngại về thiếu hụt sản phẩm và thời gian sử dụng nữa.

Một điểm nổi trội của các chế phẩm sinh học này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm sinh học đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với chế phẩm sinh học BIO-T mới có hiệu quả tương tự. Chế phẩm sinh học BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh... 
Chế phẩm sinh học thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng... Kết quả sau khi sử dụng chế phẩm sinh học cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. Chế phẩm sinh học BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích... 


Chế phẩm sinh học BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, chế phẩm sinh học làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. Chế phẩm sinh học BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản. 

Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.

Chúc bà con chọn cho mình chế phẩm sinh học phù hợp nhất để có một mùa vụ bội thu.